close

He2022 giảm giá 150k cho vé bay đôi dù lượn tại duluon.org

watermark logo

Tiếp theo

Tự chạy

BƠI LẶN - HƯỚNG DẪN HỌC BƠI LẶN (THẦY CHIẾN DẠY BƠI) #lặn #lặnxanhất

12 Lượt xem • 05/11/22
Đăng lại
Nhúng
hoclan

Trong những ngày đầu học lặn, bạn cần chuẩn bị: Đồ bơi, kính bơi tốt, mũ trùm đầu (mũ bơi), nút tai chân vịt. Bên cạnh đó đừng quên ống thở - thiết bị cung cấp không khí cho bạn khi ở dưới nước.
Bí kíp giúp bạn tận hưởng trọn vẹn môi trường xung quanh là sự đơn giản hóa quá trình vận hành và giữ tinh thần thư thái. Đừng quá lo lắng hay hoảng sợ nếu bạn đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho 3 bước trên. Lặn giúp bản thân có cơ hội trải nghiệm, nâng cao khả năng khám phá vì bạn sẽ tìm thấy nhiều khu vực lặn khác nhau, được gặp gỡ giao lưu với những người chung chí hướng, bắt đầu những cuộc phiêu lưu và khám phá thế giới mới. Vì vậy một tinh thần sảng khoái ngay từ đầu sẽ khiến bạn luôn vui vẻ trong suốt hành trình lặn.
2.2. Cách lặn không bị nổi.
Sau bước chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi lặn, chắc hẳn bạn đã tự tin hơn để bắt đầu khóa học. Một trong những kỹ thuật lặn cơ bản là khả năng nín thở dưới nước. Càng nín thở được lâu bạn càng lặn xa hơn.
Tuy nhiên để nín thở lâu, bạn cần nắm được các phản xạ của cơ thể. Bên cạnh đó cần vượt qua giới hạn hay sự lo lắng của bản thân khi ở môi trường nước.
Luyện tập cách hít thở.
Phương pháp hữu hiệu để rèn luyện hơi thở thông qua các bài tập về tim mạch được nhiều người áp dụng. Khi lặn dưới nước, bạn hít vào bằng miệng và kết hợp cả mũi miệng để thở ra. Trước khi lặn, hãy há to miệng để hơi tràn vào phổi sau đó ngụp đầu xuống, từ từ thở ra bằng mũi.
Để tăng thời gian bơi cũng như sức bền, nên giữ nhịp thở đều đặn khi ở dưới nước. Thường xuyên luyện tập kỹ thuật này sẽ giúp bạn ngụp lâu hơn.
Kéo dài thời gian dưới nước.
Như đã nói ở trên, bạn cần làm quen với môi trường nước rồi mới bắt đầu học kỹ thuật lặn cơ bản. Người lặn cần thả lỏng cơ thể và giữ hơi thở nhịp nhàng, đều đặn. Nên đặt mục tiêu khoảng thời gian lâu nhất bạn ở dưới nước làm động lực cố gắng.
Nín thở dưới nước.
Đây là kỹ thuật vô cùng quan trọng nhằm giúp bạn duy trì thời gian trong môi trường nước. Thời gian và quãng đường lặn sẽ tăng lên khi bạn nín thở càng lâu, tuy nhiên cần nắm rõ các phản xạ cơ thể để thực hiện kỹ thuật này. Bên cạnh đó cần cố gắng vượt qua mức giới hạn của bản thân và loại bỏ sự lo lắng, đồng thời kiểm soát tốt cơ thể khi ở dưới nước.
Một người bình thường có thể nít thở từ 2-3 phút và con số này còn tăng lên khi bạn luyện tập các phương pháp nín thở. Mẹo nhỏ cho bạn: Cố gắng thở hết không khí trong phổi ra bên ngoài khi lặn xuống và gạt bỏ những căng thẳng.
Điều chỉnh độ chìm cơ thể và khả năng di chuyển trong nước.
Để điều chỉnh cơ thể chìm nổi, bạn có thể sử dụng các bộ dụng cụ lặn và tùy chỉnh mỗi bộ phận theo ý muốn của mình. Cách sử dụng từng bộ lặn không giống nhau, do đó nên luyện tập để sử dụng chúng một cách thành thạo, tránh gặp rắc rối khi ở dưới nước.
Bắt đầu lặn xuống nước, hãy rướn người ngược xuống dưới để thân người nằm thẳng với thân cắm trước. Tiếp đến bạn thực hiện các động tác tay để rẽ nước nhưng bên tay phải rẽ rộng hơn. Đạp chân theo đúng hướng tới. Để điều khiển hướng đi của cơ thể, hãy sử dụng chân. Lặn càng sâu, áp lực nước càng tăng và bạn cần dùng đến nhiều khí hơn, từ đó tăng thời gian lặn lâu hơn.

Kỹ thuật thông tai.
Hiểu đơn giản, kỹ thuật thông tai có thể hiểu là kỹ thuật bịt mũi và thở ra. Đa số những người lặn sẽ áp dụng kỹ thuật thông tai. Bạn có thể gặp khó khăn khi luyện tập kỹ thuật này song sau khi thành thạo sẽ rất hữu ích. Trong trường hợp cảm thấy khó thở bạn không nên cố gắng vẫy vùng mà hãy để cơ thể ngoi lên mặt nước. Bởi khi lặn xuống độ sâu lớn, áp lực nước sẽ tăng khiến cơ thể mất kiểm soát, dễ ngất xỉu.
3. Làm thế nào để lặn lâu nhất?
Sau khi đã thành thạo các kỹ năng lặn, nếu muốn cải thiện thời gian lặn lâu hơn, bạn có thể áp dụng bước sau:
3.1. Tập cách thở.
– Trước khi lặn: Để khí độc thoát ra ngoài bằng cách thở mạnh một hơi sau đó hít vào và tiểu thiệt khép chặn lại.
– Trong khi lặn: khép chặt miệng cho đến khi cảm thấy khó chịu thì thở từ từ ra.
3.2. Tập luyện thực tế.
Bạn có thể luyện tập trên bờ trước bằng cách chuẩn bị thau nước sạch và ngâm đầu xuống. Nín thở trong khi úp mặt vào nước và Giữ nguyên động tác càng lâu càng tốt cho đến khi cảm thấy ngột ngạt thì từ từ thở ra bằng mũi.
Trong lần đầu tiên bạn nên theo dõi thời gian luyện tập và khi đã quen dần thì tăng lên. Để tạo thói quen và không bối rối lúc lặn thực tế bạn hãy kiên trì tập luyện một cách điều độ nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Tổng kết.
Với các thông tin về cách lặn dưới nước an toàn ở trên hy vọng đã giúp bạn tích lũy thêm kiến thức hữu ích cho mình. Lặn biển hay các môn thể thao dưới nước không hề đơn giản. Chính vì lẽ đó bạn nên thận trọng tuyệt đối khi tham gia và trang bị cho mình tất cả các kỹ năng quan trọng cần thiết mà Chiến đã chia sẻ!
Chúc các bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm hữu ích cùng những khoảnh khắc tuyệt vời

Cho xem nhiều hơn
0 Bình luận sort Sắp xếp theo
Bình luận trên Facebook

Tiếp theo

Tự chạy